Đi tiểu khó, tiểu không được phải làm sao? Chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
4 / 10 (11 bình chọn)

      Rất nhiều người vẫn luôn than phiền rằng họ bị đi tiểu khó, tiểu không được, đi tiểu phải rặn nhiều… Đây là triệu chứng gây không ít khó chịu, bứt rứt, đồng thời khi kéo dài còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe. 

      Vậy, phải làm sao khi bị đi tiểu khó, tiểu không được? Cùng tham khảo những chia sẻ bổ ích từ các chuyên gia ngay sau đây! 

Đi tiểu khó, tiểu không được là bệnh gì? 

      Đi tiểu khó, tiểu không được là tình trạng rắc rối trong tiểu tiện xuất hiện khá phổ biến ở cả nam và nữ. Người bệnh đi tiểu khá khó khăn, phải rặn mạnh, rặn lâu nước tiểu mới ra ít trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện co thắt.

      Đi tiểu khó không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, lo lắng, mà cả công việc và cuộc sống hằng ngày cũng bị đảo lộn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây còn là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

➢   Viêm niệu đạo

Niệu đạo thuộc hệ thống bài tiết của cơ thể, khi bị vi khuẩn, nấm xâm nhập vào bên trong ống niệu đạo và gây sưng viêm niệu đạo. Dòng tiểu chảy qua vết viêm gây cảm giác xót và có thể bị tắc nghẽn do vết viêm sưng phình to, từ đó gây nên tình trạng đi tiểu khó, tiểu không được. 

Ngoài ra, bệnh nhân viêm niệu đạo còn gặp phải các triệu chứng khác như: 

Cảm thấy đau khi tiểu, tiểu rắt, nước tiểu đục, thậm chí có lẫn máu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Lỗ niệu đạo bị viêm sưng đỏ, có cảm giác niệu đạo nóng rát và đau. Bên ngoài còn có dịch hoặc dịch mủ.

Cảm giác ớn lạnh, đau lưng, khí hư ra nhiều, đau rát khi quan hệ

➢   Viêm bàng quang

Bệnh xảy ra do các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra những tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn E.Coli…. Viêm bàng quang khiến cho lực co bóp của bàng quang giảm đi đáng kể, từ đó gây khó khăn trong việc đẩy nước tiểu ra ngoài. 

Khó tiểu, khi tiểu kèm cảm giác đau buốt

Tiểu không hết, mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, biểu hiện là nước tiểu rỉ ra ngoài ý muốn

Số lần đi tiểu trong một ngày nhiều hơn 8 lần, nhưng lượng nước tiểu ít

Nước tiểu có màu đục, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi

Khi tiểu tiện nóng rát, vùng niệu đạo đau 

Vùng xương mu đau nhức và lan rộng xuống xương chậu, đau lưng.

➢   Viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) là hiện tượng âm đạo bị viêm nhiễm, đau rát. Có thể xảy ra do sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn hoặc nấm. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chứng tiểu khó, tiểu không được ở nữ giới. Kèm theo đó, chị em còn gặp phải các triệu chứng khác như: 

Tiểu buốt, tiểu rắt

Dịch tiết âm đạo có mùi hôi, màu bất thường.

Cảm giác bị ngứa, châm chích nhẹ tại âm hộ.

Bị đau khi giao hợp, có thể bị chảy máu âm đạo mức độ nhẹ.

➢   Do sỏi và hoặc dị tật trong hệ tiết niệu

Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… là một số bệnh sỏi thường gặp của hệ tiết niệu. Nguyên nhân gây sỏi là do các vị trí bị tích tụ, lắng đọng canxi trong thời gian dài gây ra.

Kích thước sỏi lớn càng lớn thì mức độ cản trở dòng nước tiểu càng nhiều, từ đó gây ra các chứng khó tiểu, tiểu không được, tiểu rắt, tiểu buốt… ở người bệnh.

➢   U xơ tử cung 

Khi kích thước khối u xơ tử cung tăng lên sẽ gây chèn ép các cơ quan lân cận, trong đó có bàng quang, niệu đạo làm ứ đọng nước tiểu, từ đó khiến chị em thường xuyên đi tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, mỗi lần đi tiểu thường rất ít hoặc không thể tiểu được… 

Đi tiểu khó, tiểu không được phải làm sao? 

      Đi tiểu khó, tiểu không được không chỉ khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể:

✘  Chứng tiểu khó khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, phải ở lại lâu trong cơ thể. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây nhiễm vào đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

✘  Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang trở nên căng cứng. Nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến bàng quang bị tổn thương. Trường hợp nghiêm trọng có thể làm bàng quang tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp đúng cách.

✘  Đôi khi chứng tiểu khó có thể làm cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào thận. Điều này được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận.

      Để tránh tình trạng tiểu khó gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn sinh hoạt, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên sớm thăm khám để nhanh chóng tìm được nguyên nhân và có các hướng xử trí kịp thời. 

      Tùy thuộc vào từng bệnh lý liên quan mà sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị có thể là sử dụng thuốc hay can thiệp ngoại khoa khi cần thiết. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Thường xuyên tái khám để kiểm soát bệnh và dự phòng phát sinh biến chứng.

Biện pháp khắc phục đi tiểu khó, tiểu không được hiệu quả nhất hiện nay

      Tại Phòng Khám Phụ Khoa Uy Tín, các bác sĩ đã và đang áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến vào điều trị và khắc phục tình trạng tiểu khó, tiểu không được như sau:

  Điều trị nội khoa

Trong trường hợp chứng tiểu rắt tiểu khó của bệnh nhân còn ở mức độ nhẹ, tùy vào từng nguyên nhân bệnh lý mà bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị tiểu khó, tiểu không được bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau… nhằm ức chế vi khuẩn, giảm các phản ứng do vi khuẩn gây ra, từ đó giúp việc tiểu tiện trở lại bình thường. 

  Hệ thống nhiệt niệu CRS

Phương pháp được đánh giá rất cao trong việc điều trị tiểu khó, tiểu không được do các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên.

Phương pháp giúp sản sinh ra những sóng đa chiều có chứa thành phần hữu cơ vi sóng cùng với chùm tia tập trung, thẩm thấu sâu vào bên trong của từng tổ chức bị viêm nhiễm để khử trùng, thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy mạnh việc điều tiết các dịch viêm ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, các sóng đa chiều còn tăng cường vai trò miễn dịch ở bên trong cơ thể người bệnh. Kích thích hoạt động của các tế bào, khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.

  Phương pháp ngoại khoa

Được áp dụng khi người bệnh mắc chứng tiểu khó, tiểu không được ở mức độ nghiêm trọng, các biện pháp khác không còn mang lại hiệu quả. Các can thiệp phẫu thuật này có tác dụng tán sỏi, loại bỏ các khối u,… Từ đó, tình trạng tiểu khó sẽ được giảm đáng kể. 

      Đáp ứng đầy đủ những thế mạnh về đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất cùng chất lượng phục vụ, Phòng Khám Phụ Khoa Uy Tín hiện là cái tên nhận được nhiều sự lựa chọn từ đông đảo người bệnh khi có nhu cầu khám chữa về tình trạng tiểu khó, tiểu không được. 

→  Đội ngũ y bác sĩ: toàn bộ quá trình khám chữa được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm giúp tư vấn chính xác, thực hiện hiệu quả mang đến kết quả tốt nhất.

→  Phòng khám được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, với sự đầu tư lớn về công nghệ đã đem đến kết quả khám chữa an toàn và hiệu quả nhất. 

→  Hệ thống tư vấn 24/7 giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc bất kỳ lúc nào. Đặt hẹn qua mạng thuận tiện, tiết kiệm thời gian chờ đợi, chủ động chọn giờ khám.

→  Chất lượng dịch vụ đảm bảo, người bệnh được hỗ trợ tư vấn tận tình, đem lại sự thoải mái và hài lòng nhất. 

      Bạn có thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám tại Phòng Khám Phụ Khoa Uy Tín? CLICK NGAY để được tư vấn ngay! 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHONG

Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

1 Click tư vấn qua số điện thoại

2 Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

** Click nút tư vấn bên dưới,
đế được chuyên gia các bệnh hỗ trợ ngay.

bác sĩ tư vấn miễn phí
BÀI VIẾT XEM THÊM